Trà Shan Tuyết Tà Xùa – Nền Văn Hóa Đặc Sản Trà Việt Nam

TRÀ SHAN TUYẾT TÀ XÙA – NỀN VĂN HÓA ĐẶC SẢN TRÀ VIỆT NAM

      Thường thì những nơi có cây trà shan tuyết tà xùa, có nghề trà sẽ có phong tục uống trà độc đáo. Với đa số người Việt Nam, trà gắn bó suốt cả vòng đời. Mới sinh thì được cha mẹ hái trà đun nước tắm cho khỏi hăm da; lớn lên thì uống trà, ăn trà; lễ vật của đám cưới không thể thiếu trà; chết thì được người thân rải một lớp trà khô vào áo quan rồi mới liệm để mùi tử khí; ngày giỗ ngày tết thì được con cháu cúng trà…

1. Trà shan tuyết tà xùa trong đời sống hàng ngày của con người

      Trà shan tuyết tà xùa hay chè shan tuyết tà xùa từ lâu đã gắn liền với đời sống của người dân nơi vùng núi cao. Trà được ví như một thứ sản vật mà thượng đế ban tặng để trở thành một thức uống ngon, một thứ thuốc quý và đem lại kế sinh nhai cho con người.

Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa là thức uống quen thuộc của hầu hết của những người yêu thích hương vị trà rừng tự nhiên
Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa là thức uống quen thuộc của hầu hết những người yêu thích hương vị trà rừng tự nhiên

      Trà cổ thụ tà xùa xuất hiện trong đời sống của người dân bản địa từ truyền thống uống trà rất lâu đời cho đến khi trà trở thành một thức uống, một món quà không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ và thậm chí trong các phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà,…

Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa không còn chỉ là một thức uống mà đã trở thành một nét văn hóa.
Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa không chỉ là một thức uống thông thường nữa mà đã trở thành một nét văn hóa.

      Có thể nói, một bộ ấm pha trà là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Suốt bốn mùa xuân – hạ – thu – đông, khắp ba miền Bắc – Trung – Nam, từ lầu son gác tía tới chốn Thiền môn, từ người nông dân đến bậc trí sĩ, dù lễ tết hay hiếu hỉ, người Việt đều uống trà, mời trà. Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa không còn chỉ là một thức uống mà đã trở thành một nét văn hóa.

2. Văn hóa uống trà – thưởng trà shan tuyết tà xùa

      Xưa trong tục uống chè tà xùa của một số cộng đồng người, người ta thường phân biệt trẻ em, phụ nữ không được uống trà, nhưng ngày nay tất cả mọi thứ đều bình đẳng khi thưởng trà. Khi đối diện với chén trà ấm nóng, người ta chẳng còn phân biệt sang hèn, si hận, chỉ có vị trà tinh túy ngọt hậu là còn lưu lại mãi. Điều này thể hiện rất rõ nét trong văn hóa uống trà xưa nay của người Việt.

Trà giúp mọi người gắn kết tình cảm với nhau
Trà giúp mọi người gắn kết tình cảm với nhau

      Ở nơi dân dã, không một ngôi làng Việt Nam nào thiếu quán cóc dưới gốc đa, với một ấm chè cổ thụ tà xùa, vài chiếc ghế, một ống điếu thuốc lào, người uống trà có thể nhấm nháp thêm kẹo lạc, kẹo vừng, bánh đậu xanh…

Quan trà ở các gốc đa, vỉa hè được xem là nét đẹp trong văn hóa thưởng trà của người Việt
Quán trà ở các gốc đa, vỉa hè được xem là nét đẹp trong văn hóa thưởng trà của người Việt

      Uống trà có thể là độc ẩm (uống một mình), đối ẩm (hai người) hoặc quần ẩm (nhiều người), nên người xưa có câu: “Trà tam, rượu tứ”. Mỗi độ Xuân về hay tiết Trung thu, các tao nhân mặc khách lại tụ họp cùng nhau thưởng trà, ngắm trăng, bình thơ. Mời trà và dùng trà cũng là cách để kiếm tìm tri kỷ, kết mối thâm giao.

Uống trà nhiều người được gọi là quần ẩm
Uống trà nhiều người được gọi là quần ẩm

Thưởng thức trà ngon:

      Trà shan tuyết tà xùa được xem là ngon khi có vị đậm đà, hương thơm đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Thường thì trà thu đậm, trà xuân thì thơm, trà hái vào mỗi mùa đều có hương vị ngon riêng. Người sành trà thường sao trà thu khô, bảo quản cẩn thận. Đến tháng giêng hái trà xuân, họ trộn trà thu và trà xuân với nhau để thưởng thức vị đậm đà của trà thu và hương thơm của trà xuân.

Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa vào màu xuân và màu thu đều có hương vị thơm ngon, đậm đà
Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa vào mùa xuân và mùa thu đều có hương vị thơm ngon, đậm đà

      Để cho ra ấm trà ngon, lên hương và có vị ngọt dịu thì trà cần được pha với thứ nước sạch tự nhiên như nước suối hay nước giếng mát ngọt. Trà cổ thụ tà xùa thường được pha vào ấm đất với nước đun sôi để giảm nhiệt độ xuống khoảng 90 độ C là thích hợp.

Trà cổ thụ tà xùa thường được pha vào ấm đất với nước đun sôi để giảm nhiệt độ xuống khoảng 90 độ C là thích hợp.
Trà cổ thụ tà xùa thường được pha vào ấm đất với nước đun sôi để giảm nhiệt độ xuống khoảng 90 độ C là thích hợp.

      Các tiền nhân sành sỏi trong nghệ thuật uống trà cho rằng: Trà có nhiều nước, nước đầu tiên là nước thiếu nữ, thanh khiết, ngọt ngào. Nước thứ hai là nước thiếu phụ, đậm đà, sâu thẳm, đó mới thực sự là hồn cốt tinh túy trong một ấm trà. Sau cái đắng chát là vị ngọt hậu cứ đọng mãi không tan.

3. Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi

      Trà shan tuyết tà xùa được xem là một thức uống nối duyên người, con gái đi lấy chồng, con trai lấy vợ, con nuôi… ngày tết đều có quà về cho cha mẹ báo hiếu. Quà quý nhất biếu cha mẹ là trà. Xưa chưa phổ biến dùng túi nylon như bây giờ, trà được gói giấy đỏ bên trong lót lá cây ba soi. Giấy đỏ gói trà tượng trưng cho may mắn đầu xuân. Tặng trà là cách để người con làm đẹp lòng cha mẹ. Trong các lễ ăn hỏi, lễ cưới đều không thể thiếu trà là lễ vật.

Phong tục mời trà trong lễ cưới
Phong tục mời trà trong lễ cưới

       Thường trong các lễ cưới hỏi, ngoài mâm trầu cau, trái cây, bánh trái thì lễ vật quan trọng không thể thiếu đó chính là trà. Trà có thể là trà tà xùa hoặc bất cứ loại trà nào thì theo quan niệm của người xưa, trà mang đến làm lễ vật phải là một cặp để tượng trưng cho lứa đôi nên duyên vợ chồng. Cặp trà được dâng lên bàn thờ tổ tiên để trình báo xin dâu, tiếp đến là pha trà mời họ hàng, tiếp khách để cô dâu chú rể ra mắt mọi người. Cứ thế chén trà gắn kết duyên người là như vậy. 

pha trà mời khách mỗi khi đến nhà, mời trà cũng là biểu hiện của sự thịnh tình, phép lịch sự của chủ nhà với khách
Pha trà mời khách mỗi khi đến nhà, mời trà cũng là biểu hiện của sự thịnh tình, phép lịch sự của chủ nhà với khách

      Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày việc pha trà mời khách mỗi khi đến nhà, mời trà cũng là biểu hiện của sự thịnh tình, phép lịch sự của chủ nhà với khách. Bên tách trà shan tuyết cổ thụ, họ hàn huyên tâm sự, kể nhau nghe những chuyện vui, chuyện đã qua đi trong cuộc đời họ để tăng thêm tình tri kỷ, đậm tình người.

4. Trà trong đời sống tâm linh, lễ cúng, ma chay

      Người xưa coi trà là đồ cúng tế không thể thiếu trên bàn thờ, từ quan niệm cúng Phật, Thánh đều phải dâng trà để thể hiện tấm lòng thành kính trước Phật.

Chén trà ngon dâng lên bàn thờ phật, tổ tiên để thể hiện sự thành kính và lễ nghĩa
Chén trà ngon dâng lên bàn thờ phật, tổ tiên để thể hiện sự thành kính và lễ nghĩa

Tục lệ cúng thần linh của người Cao Lan:

      “Người Cao Lan thuộc dân tộc Sán Chay, có nguồn gốc từ Quang Đông, Trung Quốc di cư vào Việt Nam từ đời nhà Minh. Người Cao Lan định cư ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang… Trong thời gian sinh sống lâu dài, người Cao Lan đã tạo ra nhiều nét văn hóa đặc trưng phong phú về lễ hội, tín ngưỡng, âm nhạc,…”

      Người Cao Lan coi vạn vật đều có thần linh cai quản. Vì thế giếng cho nước mát ngọt cũng có thần linh giếng cai quản. Mỗi làng Cao Lan cổ xưa chỉ có một giếng làng nước ngon nhất, mát nhất. Đêm 30 tết chuẩn bị sang canh, chủ nhà thắp đuốc mang hương, tiền vàng, tiền xu ra giếng đình thắp xin thần giếng. Sau khi thắp hương hóa tiền vàng hoặc ném đồng xu xuống giếng, chủ nhà xin thần giếng múc nước cho vào bắng tre mang về. Họ quan niệm, nước giếng đêm 30 tết là nước mới nên trong sạch nhất. Nước này được đun pha trà shan tuyết cổ thụ tà xùa để cúng tổ tiên thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, cầu xin tổ tiên ban phúc sang năm mới nhiều may mắn. Sau này, mỗi gia đình có giếng họ vẫn duy trì tục lệ xin thần giếng nước về pha trà cúng sang canh.

(Trích: Ngang dọc đường trà – Đỗ Quang Tuấn Hoàng)

Lễ cúng thần giếng của người Cao Lan
Lễ cúng thần giếng của người Cao Lan

      Ngoài ra, ở một số dân tộc khác người ta còn dùng trà để thực hiện các nghi lễ cúng các vị thần, giàng để phù hộ cho dân làng bắt đầu một vụ cày cáy, một vụ làm ăn mới mưa thuận gió hòa, mùa màng được bội thu.

Trà trong đám ma:

      Trong đám ma, nhiều tộc người dùng rất nhiều trà để thực hành các nghi lễ. Với người Việt, trước khi nhập quan người chết, người ta rải một lớp trà khô vào áo quan để khử mùi tử khí. Trong những buổi lễ cúng cùng với mâm cơm chay thì trà là thứ không thể thiếu để dâng cúng tiễn người mất trước khi về với nơi cực lạc. Xong lễ tang thì hồn người mất cũng được mời uống trà rồi mới lên bàn thờ tổ tiên, ngày giỗ ngày tết thì cũng được con cháu cúng trà,…

5. Trà trong thi ca

      Trà gắn bó mật thiết với đời sống con người, hiển nhiên trong thi ca trà không thể không được nhắc đến. Để ca ngợi và nói lên tình yêu của con người đối với cây trà, đã không ít nhà thơ, tác giả đã làm nên nhiều tác phẩm hay về trà đi vào lòng người.

Trà đi vào trong thơ ca Việt Nam
Trà đi vào trong thơ ca Việt Nam

      Nguyễn Tuân, bậc văn nhân thượng thặng về ngôn từ Việt và ẩm thực Việt, ở tùy bút “Chén trà trong sương sớm”, từng chuyển nghĩa:

“Mai sớm một tuần trà

Canh khuya dăm chén rượu

Mỗi ngày mỗi được thế

Thày thuốc xa nhà ta.”

Thiền sư, nhà thơ hiện đại Phạm Thiên Thư, người từng dịch kinh Phật ra thơ Việt cũng góp lời về trà:

“Đốt trầm hương lên

Ngâm bài cổ thi

Khoác áo dài nâu

Thưởng trà đạo vị.”

Vẫn như thế với:

“Nhặt chút hương tĩnh lặng

Hãm chung trà vô vi

Cùng cảo thơm thi bút

Mời bằng hữu cố tri.”

(Mai Quang)

Hay:

“Nhẹ nâng một chén trà thiền

Bình tâm nhìn khói ưu phiền thoảng bay

Cuộc đời một giấc mộng say

Trăm năm nhìn lại, mới hay, vô thường.”

(Thiện Hùng)

      … Và còn rất rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khác về trà. Đặc biệt khi được tìm hiểu qua đời sống văn hóa của các dân tộc, chúng tôi còn được nghe và thưởng thức các tác phẩm dân gian về cây chè shan tuyết tà xùa như bài hát về tình yêu nam nữ của người Hà Nhì, bài ca hái trà của người Sán Dìu, các bài đồng dao của trẻ em dân tộc Mường,…

Trà shan tuyết tà xùa đi vào trong các bài hát của trẻ em dân tộc Mường
Trà shan tuyết tà xùa đi vào trong các bài hát của trẻ em dân tộc Mường

      Đi lên từ một loại cây mọc tự nhiên hoang sơ, trà shan tuyết tà xùa nay đã trở thành nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Có đi đến tận nơi, tìm hiểu về giống trà cổ thụ này bạn mới thực sự ngỡ ngàng trước sự hùng vĩ và những lợi ích mà nó đem lại. Trà shan tuyết cổ thụ tà xùa đi cùng với quãng đời người, đem lại cho con người ta một thức uống không chỉ ngon mà còn bổ dưỡng cho sức khỏe, và trà đem lại nguồn thu nhập, công ăn việc làm cho người dân bản địa. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần bảo tồn những cây chè shan tuyết cổ thụ này để có thể bảo tồn những giá trị văn hoá của cây chè Việt Nam.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *